12 thông số kỹ thuật xe đạp điện cần biết

Giải thích ý nghĩa của 12 thông số kỹ thuật xe đạp điện

Hiểu rõ thông số kỹ thuật là điều cần thiết cho người dùng xe đạp điện, là yếu tố then chốt đảm bảo an toàn sử dụng, kéo dài tuổi thọ ắc quy, tránh những hư hỏng không đáng có. Trong bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về 12 thông số kỹ thuật xe đạp điện quan trọng mà bạn cần lưu ý.

1. Tại sao cần hiểu rõ thông số kỹ thuật xe đạp điện?

Thông số kỹ thuật xe đạp điện
Hiểu rõ thông số kỹ thuật xe đạp điện đem đến nhiều lợi ích

Khi chọn mua xe đạp điện, việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu kỹ thông số kỹ thuật vì các lý do sau:

  • Đánh giá chất lượng xe có tốt, có bền không và lựa chọn được loại xe phù hợp với nhu cầu sử dụng.
  • Chọn được bộ sạc phù hợp, đảm bảo quá trình sạc điện an toàn và kéo dài tuổi thọ ắc quy.
  • Hiểu rõ giới hạn của xe đạp điện, giúp bạn sử dụng và bảo dưỡng đúng cách.
  • Khai thác sức mạnh và tối ưu hiệu suất của xe đạp điện.

2. 12 thông số kỹ thuật xe đạp điện quan trọng nhất

Dưới đây là 12 thông số kỹ thuật quan trọng nhất của xe đạp điện mà bạn cần quan tâm khi chọn mua và sử dụng:

1. Công suất động cơ:

Công suất động cơ xe đạp điện
Công suất động cơ ảnh hưởng khả năng tăng tốc và khả năng vận hành của xe

Khả năng vận hành của xe đạp điện có tốt hay không chính nhờ vào công suất động cơ. Công suất động cơ càng cao thì khả năng tăng tốc và khả năng vận hành càng mạnh mẽ. Một số loại xe đạp điện hiện nay có công suất dao động từ  từ 250W cho đến 750W và thậm chí còn cao hơn.

2. Dung lượng Pin/Ắc quy

Dung lượng Pin/Ắc quy là thông số quan trọng thể hiện lượng điện năng mà pin có thể lưu trữ và cung cấp cho động cơ, thường đo bằng ampe-giờ (Ah) hoặc watt-giờ (Wh). Dung lượng Pin/ Ắc quy càng lớn thì quãng đường di chuyển được cũng xa hơn.

3. Loại Pin/Ắc quy

Mỗi loại Pin/Ắc Quy khác nhau về tuổi thọ, thời gian sử dụng và ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển của xe. Hiện nay, xe đạp điện sử dụng từ 3 đến 5 bình 12V có dung lượng từ 12Ah đến 20Ah dành cho ắc quy. Pin Lithium-ion, pin Acid chì là hai loại pin phổ biến được nhiều người lựa chọn.

4. Tốc độ tối đa

tốc độ tối đa xe đạp điện
Người lái xe đạp điện nên biết rõ về tốc độ tối đa của xe

Tốc độ tối đa chính được hiểu là vận tốc tối đa, đo bằng Kilomet/giờ (km/h) mà xe có thể đạt được. Việc giới hạn tốc độ tối đa đảm bảo người lái xe tuân thủ luật an toàn giao thông chung.

5. Trọng lượng xe đạp điện

Trọng lượng xe đạp điện bao gồm tổng khối lượng toàn bộ các bộ phận của xe, đo bằng bằng đơn vị kilogam (kg). Một số chất liệu nếu được thay thế giúp xe đạp điện nhẹ hơn, dễ điều khiển hơn, tiện lợi hơn cho người sử dụng. Các loại xe đạp điện ngày nay có trọng lượng từ 45 đến 50kg.

6. Tải trọng tối đa

Thông số này cho biết giới hạn tải trọng mà xe điện có thể chịu được, bao gồm cả người và hàng hóa, tính bằng kilôgam (kg). Tải trọng xe càng lớn đồng nghĩa khả năng sử dụng được đáp ứng cao hơn. Nếu vượt quá tải trọng quy định, xe có thể hư hỏng, gây tai nạn khi tham gia giao thông.

7. Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao:

Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao thể hiện tổng kích thước của xe đạp điện, thường đo bằng centimet (cm). Nếu đo từ trục bánh xe trước đến trục bánh sau, bạn sẽ biết được chiều dài. Chiều rộng là khoảng cách rộng rất của xe nên bạn sẽ đo kích thước giữa hai tay lái. Chiều cao là khoảng cách từ mặt đất đến điểm cao nhất của xe. Hiểu các ký hiệu trên xe đạp điện này giúp bạn đánh giá cụ thể về tổng quan chiếc xe.

8. Chiều cao yên xe

Chiều cao yên xe đạp điện
Chọn chiều cao yên xe đạp điện phù hợp để đảm bảo an toàn

Khoảng cách thẳng đứng từ mặt đất đến bề mặt trên cùng của yên xe chính là chiều cao yên xe, đo bằng centimet (cm) hoặc milimet (mm). Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng, mỗi xe đạp điện sẽ linh hoạt tùy chỉnh chiều cao này. Chiều cao yên xe là thông số kỹ thuật xe đạp quan trọng cần xem xét kỹ. Bởi bộ phận này quyết trực tiếp đến sự thoải mái và an toàn khi lái, dừng xe.

9. Đường kính bánh xe

Đường kính bánh xe là khoảng cách đo được giữa hai điểm đối diện nhau trên vành xe, đi qua tâm của bánh xe. Để chỉ kích thước của vành lốp, người ta thường sử dụng đơn vị inch khi đo đạc. Đường kính càng lớn, tốc độ di chuyển sẽ nhanh hơn, tạo cảm giác ổn định. Tuy nhiên, đường kính bánh xe nhỏ sẽ linh hoạt hơn khi di chuyển trên địa hình bằng phẳng.

10. Quãng Đường Di Chuyển Trên Một Lần Sạc

Quãng Đường Di Chuyển Trên Một Lần Sạc Của Xe Đạp Điện
Việc quyết định khả năng di chuyển của xe đạp điện trong một lần sạc phụ thuộc nhiều yếu tố

Quãng đường di chuyển trên một lần sạc giúp người dùng biết được trong một lần sạc pin đầy đủ có thể đi được quãng đường tối đa là bao nhiêu. Bạn cũng cần xét đến các yếu khách quan khác như tốc độ, trọng lượng người chạy, địa hình,…

11. Áp suất lốp xe

Áp suất lốp xe là lực nén của không khí trong lốp xe tác dụng lên mỗi đơn vị diện tích tiếp xúc với mặt đường. Đây là thông số xe đạp điện được ghi trên khung, vành lốp với đơn vị đo là kilopascal (kPa) hoặc inch vuông (psi).

Áp suất lốp phù hợp còn giúp giảm thiểu tình trạng mòn lốp không đều, từ đó giảm chi phí bảo dưỡng xe, đảm bảo an toàn khi lái xe. Khi vượt quá phạm vi này, xe không còn hoạt động trong tình trạng tốt nhất, có thể gây nguy hiểm.

12. Momen xoắn

Được tạo bởi motor điện hay động cơ, momen xoắn quyết định đến khả năng kéo tải, leo dốc và tăng tốc của xe. Momen xoắn càng lớn, xe càng dễ dàng vượt qua những địa hình khó khăn hơn. Đơn vị đo momen xoắn phổ biến nhất là Newton mét (Nm) và pound trên foot (lb-ft).

Nắm chắc và hiểu rõ 12 loại thông số kỹ thuật xe đạp điện trên sẽ giúp bạn tự tin hơn khi chọn mua xe đạp điện. Việc đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng, tăng độ bền và đảm bảo an toàn khi khi di chuyển cũng được hoàn thiện hơn. Hy vọng bài viết thật sự hữu ích, đem đến kiến thức quan trọng cho bạn.

Rate this post
Giỏ hàng
Lên đầu trang

×